NHỮNG NÉT VĂN HÓA SINH HOẠT TẠI NHẬT BẢN
Những Nét Văn Hóa Sinh Hoạt Tại Nhật Bản
Văn hoá Giao thông ở Nhật:
Luật giao thông ở Nhật Bản
- Tay lái bên phải, di chuyển bên trái đường: khác với Việt Nam chúng ta là di chuyển về phía bên tay phải của đường thì đối với giao thông Nhật Bản, các phương tiện giao thông sẽ đi về phía bên trái và dành cho người đi bộ đi bên phải đường. Và như vậy thì ghế ngồi của tài xế sẽ được thiets kế đặt ở bên phải của xe.
- Yêu cầu bắt buộc phải xi nhan khi thay đổi làn đường: quy định khi tham gia giao thông ở Nhật rất khắt khe với việc các phương tiện tham gia giao thông muốn thay đổi làn đường và nhập làn đường mới. Bạn bắt buộc phải xi nhan trước 3 giây trước khi muốn nhập làn khác. Bên cạnh đó, người Nhật còn quan niệm không bấm còi khi tham gia giao thông, thứ tự ưu tiên là xe lớn phải nhường đường cho xe nhỏ và ưu tiên người đi bộ là cao nhất.
- Không bấm còi khi tham gia giao thông trừ khi gặp trường hợp nguy hiểm khẩn cấp. Chắc hẳn bạn cũng sẽ rất khó chịu khi tham gia giao thông mà có người bấm còi inh ỏi đúng không nào? Vậy thì điều này chúng ta nên học hỏi từ văn hóa giao thông của người Nhật để thay đổi theo hướng tốt hơn.
- Sử dụng dây an toàn: mọi loại xe ở Nhật đều có thiết kế dây an toàn dành cho cả người ngồi ở phía sau xe. Việc thắt dây an toàn là bắt buộc khi chúng ta đã ngồi lên xe, không phân biệt xe riêng hay taxi
Một số lưu ý như khi tham gia giao thông tại Nhật:
+ Không được chạy xe một tay
+ Xe đạp không được chở 2 người
+Không dàn hàng 2, 3..
===>Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt 5man.
Nét văn hoá 5S tại Nhật: 👈👈
Theo từ gốc tiếng Nhật, 5 chữ S trong mô hình 5S là viết tắt của Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), Shitsuke (Sẵn sàng).
Theo tiếng Anh là: “ SORT”, “SET IN ORDER”, “STANDARDIZE”, “SUSTAINT” và “SELF-DISCIPLINE”
Đây chính là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S.
Quy tắc 5S hướng tới
– Xây dựng một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp
– Mọi người trong cũng như ngoài công ty dễ dàng nhận thấy rõ kết quả
– Tăng cường phát huy sáng kiến
– Nâng cao ý thức kỷ luật trong cơ quan
– Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn
– Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc
– Xây dựng hình ảnh tổ chức/doanh nghiệp, đem lại cơ hội trong kinh doanh…
Áp dụng tiêu chuẩn 5S như thế nào?
Theo đó 5 chữ S trong mô hình 5S là viết tắt của Seiri (Sàng lọc); Seiton (Sắp xếp); Seiso (Sạch sẽ); Seiketsu (Săn sóc); Shitsuke (Sẵn sàng). Cụ thể:
Seiri (Sàng lọc)
Là bạn phải xác định và phân loại được các dụng cụ, đồ dùng, tần xuất sử dụng, phân loại cũ mới và loại bỏ những vật dụng không cần thiết.
Việc sàng lọc được thực hiện theo các bước:
- Xác định mức độ hư hỏng, bụi bẩn, rò rỉ.
- Tổng vệ sinh
- Tìm hiểu nguyên nhân
- Xác định khu vực xấu trong nhà máy, phạm vi xem xét
- Liệt kê chi tiết các nguyên nhân
- Quyết định phương châm hành động hiệu quả
- Lên kế hoạch tiến độ và ngân sách
Tìm hiểu thêm bài viết: Phong cách làm việc của người Nhật Bản- Bạn biết chưa?
Seiton (Sắp xếp)
Tức là mọi thứ cần được xếp đặt vào đúng chỗ của mình vàdựa trên những tiêu chí sau:
- Những vật dụng thường xuyên sử dụng sẽ được sắp xếp gần vị trí làm việc
- Những thứ ít sử dụng được sắp xếp xa vị trí làm việc
Hãy sử dụng màu sắc để phân biệt chúng với nhau. Các vật dụng như bình chữa cháy, thiết bị an toàn và lối thoát hiểm cần phải làm nổi bật lên.
Seiso (Sạch sẽ)
Giữ gìn vệ sinh khu vực và phòng làm việc (phòng học). Cụ thể:
- Dành 3 phút mỗi ngày để làm Seiso
- Bạn và các đồng nghiệp phải có trách nhiệm với môi trường làm việc
- Người làm vệ sinh chỉ chịu trách nhiệm ở nơi công cộng
- Bản thân bạn là người tạo ra môi trường sạch sẽ, an toàn và tốt nhất cho bạn.
Seiketsu (Săn sóc)
Luôn chăm sóc khu vực làm việc (phòng học), vệ sinh thường xuyên và duy trì sự gọn gàng ngăn nắp bằng cách thực hiện liên tục 3S trên. Cụ thể:
- Thiết kế nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn cho các vị trí được quy định
- Hình thành các chỉ số cũng như cách nhận biết các tiêu chuẩn vượt trội
- Thiết lập phương pháp thống nhất cho chỉ thị về giới hạn, xác định các vị trí
Seiketsu là quá trình trong đó ý thức tuân thủ của nhân viên trong tổ chức được rèn luyện và phát triển lâu dài.
Shitsuke (Sẵn sàng)
Tuân thủ mọi quy tắc luật lệ được đề ra. Luôn trong tư thế sẵn sàng tự giác thực hiện 4S trên, tạo thành một thói quen, nề nếp tốt. Muốn vậy, bản thân mỗi nhân viên cần:
- Coi nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai của mình
- Công ty là nơi tạo ra thu nhập cho bạn và gia đình
Việc cố gắng làm sạch sẽ ngôi nhà của mình cũng giống như việc cố gắng làm cho nơi làm việc của bạn sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu như nhà của mình.
Văn hóa đổ rác tại Nhật Bản: 👈👈
Phải đổ rác đúng thời gian trong ngày thu gom rác đã được quy định và phải bỏ đúng nơi quy định.
Chú ý: 💧💧💧
1. Phải phân đúng loại ra và bỏ đúng màu túi đựng rác đã quy định ( mỗi loại rác có quy định màu túi khác nhau).
2. Tuyệt đối không bỏ rác ở hiên nhà, lối thoát hiểm, lối đi ở hành lang, không ném rác ra ngoài cửa sổ.
3. Lịch đổ rác thì liên hệ chính quyền thành phố nơi chúng ta sinh sống để nhận.
4. Túi rác có thể mua tại siêu thị, cửa hàng 100 Yên…
1.Phân loại rác
Rác được chia làm 3 loại chính như sau:
+ Rác cháy được( 燃(も)えるごみ):
Rác nhà bếp (các món nấu, cơm thừa, vỏ trái cây, bã trà, vỏ trứng, rau thừa…), tàn thuốc lá, giấy vụn, đũa dùng một lần, tăm tre để xiên nướng, hộp giấy, cây cỏ, lá khô, bụi của máy hút bụi, hàng đồ da, gỗ vụn trong công việc làm tại nhà, băng vệ sinh, tã giấy…
Những điều cần lưu ý:
· Đối với rác nhà bếp phải được vắt hết nước trước khi cho vào thùng rác, trước khi mang vứt phải gói lại bằng giấy báo cho sạch. Khi vứt, nếu khu vực vứt rác có tấm lưới thì bạn cần phủ tấm lưới đó lên túi rác để tránh con Quạ mổ rách túi rất bẩn. (Ở Nhật rất nhiều Quạ).
· Sau khi bỏ rác vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl thì buộc miệng bao chặt lại trước khi đem vứt bỏ.
· Gỗ vụn, cành cây trong vườn phải được cắt ngắn cỡ 50cm, dùng dây bó lại trước khi bỏ ra.
+ Rác không cháy được (燃(も)えないごみ):
Sản phẩm làm bằng nhựa cứng (chai dầu gội đầu, hộp đựng bột giặt, đồ chơi…) sản phẩm bằng nhựa dẻo, nhựa vinyl, nhựa ni lông, nhựa xốp, cao su các loại (giày thể thao, giày ống cao, dép…), da nhân tạo, đồ gốm các loại, lưỡi dao cạo, bóng đèn điện, kính, lọ mỹ phẩm, thủy tinh, pha lê, ô dù, ghế ngồi, bình thủy, lọ xịt, lon đựng sơn…
Rác không cháy được
Những điều cần lưu ý:
· Rác không cháy được phải cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
· Những rác to không thể bỏ vào bao tải được thì không cần bỏ vào túi.
· Lọ bình xịt có thể gây nguy cơ nổ, cần phải cho xì ra hết khí bên trong trước khi bỏ ra.
· Khi bỏ vật nguy hiểm như lưỡi dao cạo, thủy tinh bể vỡ… phải bọc trong giấy báo sau đó cho vào bao nhựa vinyl, ghi rõ chữ “Kiken hoặc Yugai gomi – nguy hiểm” ở bên ngoài túi rác trước khi bỏ ra.
+ Rác tài nguyên
Giấy các loại (giấy báo, tờ rơi quảng cáo, giấy báo gói hàng, hộp đựng quần áo, hộp đựng giầy, hộp trống, thùng giấy carton…) quần áo (quần áo, vải vụn cũ ) lon rỗng (bia, rượu, nước giải khát, thức ăn đóng hộp, chai đựng sữa…), kính bể, chai, bộ đồ ăn (son, nồi, niêu, ấm nước, sắt vụn, xe đạp, gia cụ bằng sắt thép…).
Những điều cần lưu ý:
· Lon va chai cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
· Giấy báo các loại, quần áo cũ (giặt sạch) và phải chia theo loại, buộc dây theo hình chữ thập mới mang vứt rác. ( lưu ý cần để cho khô , không được để ướt).
· Chai và lon, vỏ hộp sữa bằng giấy phải súc rửa, để khô nước trước khi bỏ ra. Đối với vỏ hộp sữa bằng giấy cần xé vuông vắn rồi xếp cột lại (tốt nhất nên xé nhỏ bỏ vào rác nhà bếp cháy được).
+ Ngoài ra còn một số loại rác khác
Rác cồng kềnh (粗大(そだい)ごみ): Rác lớn cồng kềnh là những đồ vật có kích cỡ khoảng trên 1m2 như: Đồ gia dụng các loại (bàn gỗ, ghế gỗ, tủ đựng quần áo, bàn kính trang điểm, giường, thảm cao cấp các loại, thảm thường các loại, tấm đệm…), cửa các loại (cửa ra vào, cửa giấy kiểu Nhật …).
Những điều cần lưu ý:
· Khi mua cửa các loại…thì hãy yêu cầu người bán hàng thu nhận đồ cũ.
· Đồ gỗ có thể cắt ra thành từng tấm có mỗi cạnh dưới 50cm, bó lại và bỏ ra vào ngày rác đốt được.
· Trước khi vứt bỏ bạn phải liên hệ điện thoại, hoặc trực tiếp đến chính quyền thành phố nơi đang ở để mua tem dán vào từng đồ vật.
Rác thu gom (収集(しゅうしゅう)ごみ):
Đồ điện, đồ gia dụng như: tivi, máy giặt, tủ lạnh, dàn máy stereo, lò sưởi, bếp gas, chăn đệm, chiếu tatami, lốp xe, dầu phế thải…
Khi muốn bỏ bạn liên hệ theo số điện thoại thu gom, bạn sẽ được hẹn lịch đến lấy và mất phí thu gom.
Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp:
ESHAKU là kiểu chào hỏi cho những người ở cùng độ tuổi, tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Trông kiểu chào hỏi này thì thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông.
ESHAKU cũng là kiểu được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật, cũng như đơn giản nhất của họ. Người Nhật thưởng chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày, từ những lần gặp sau họ thưởng chỉ khẽ cúi chào.
KEIREI là kiểu chào có mức độ thể hiện sự sang trọng cao hơn so với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei là kiểu chúi chào được dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn….
Với kiểu cúi chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. Nếu bạn ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện kiểu chào này thì hai tai phải úp xuống mặt đất và cách nhau từ 10 đến 20cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15cm.
Kiểu chào SAIKEIREI là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương, thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…
Kiểu chào trang trọng này người Nhật sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn.
- Giao tiếp bằng mắt
Tối kị nhìn vào mắt đôí phương, trong văn hóa Nhật Bản điều này thể hiện sự mất kịch sự, không tôn trọng đối phương.
- Không nói quá nhiều
Người Nhật thường lắng nghe nhiều hơn trong các cuộc hội thoại, họ không nói quá nhiều.
- Thường nói giảm nói tránh
- Cách vẫy tay
Tại Nhật khi bạn gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để bàn tay thẳng, các đốt ngón tay chạm nhau. Nếu không bạn sẽ bị cho là vô lễ, mất lịch sự với đối phương.
- Biếu quà
3.Sự im lặng trong giao tiếp
4.Trang phục thể hiện văn hóa giao tiếp
Trang phục được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có những lựa chọn trang phục phù hợp tuy nhiên luôn đề cao sự ý nhị, kín đáo và các nét tinh tế trong trang phục đặc biệt là sạch sẽ và không nhàu nát
- Nơi làm việc: những bộ quần áo mang dáng dấp hiện đại nhưng vẫn kín đáo sẽ luôn là lựa chọn tối ưu.
- Bữa tiệc xã giao: Nam thường một bộ vest đen đi kèm với cravat có màu sắc tinh tế, nữ nên mặc váy, quần Tây kèm áo sơ mi, mang giày cao gót.
5. Văn hóa xin lỗi, cảm ơn
Ở Nhật, có rất nhiều từ, cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi. Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường, xin lỗi nguyên câu, hoặc xin lỗi dạng lược bớt khi trong mối quan hệ thân mật…
Văn Hóa Tiếng Ồn:
Nơi công cộng:
- Trên một cầu thang cuốn, bao giờ cũng có một bên dùng để đứng và một bên dành cho người đi vì vậy tránh đứng cản đường đi của người khác. Hầu hết mọi nơi ở Nhật, bên trái dành cho người đứng, bên phải dành cho người vội. Còn ở Osaka thì ngược lại, bình thường đứng bên phải, người vội đi bên trái. Lí do là ở Osaka trước có rất nhiều khách nước ngoài đến du lịch và họ thường không biết quy định đi bên trái của Nhật và để chỉ dẫn cho họ đi theo thói quen của Nhật thì rất khó khăn chính vì vậy mà người Nhật ở Osaka đã thay đổi theo
- cách của người nước ngoài đến du lịch.
- Người Nhật rất hay đeo khẩu trang, đặc biệt vào mùa cúm hoặc do bị dị ứng phấn hoa. Do đó việc đeo khẩu trang khi nói chuyện không bị coi là bất lịch sự. Ngược lại, nếu bạn bị ốm (cảm cúm, sổ mũi) hãy đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho người khác.
- Không nói to, cười đùa, bật nhạc ầm ĩ. Nếu có thấy người khác làm vậy thì cũng không nên bắt chước theo.
- Mùi cơ thể cũng là một điểm cần chú ý vì ở Nhật việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến.
- Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau.
- Tắt tiếng điện thoại khi ra ngoài.
Ở Nhật, nhà ở thường là chung cư hoặc nằm sát gần nhau, tường khá mỏng nên rất dễ gây những tiếng động ảnh hưởng đến hàng xóm. Ban đầu bạn có thể chỉ nghe thấy tiếng gõ nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc nụ cười trừ. Nhưng nếu không chú ý bạn có thể bị chủ nhà mời đi chỗ khác ở hoặc thậm chí có thể sẽ gặp rắc rối với cảnh sát. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa tiếng ồn nhất là khi đã khuya:
- Nhảy, đi lại mạnh trên sàn nhà.
- Sập cửa khi ra vào.
- Bật nhạc to.
- Tụ tập bạn bè.
- Tiếng xả nước, tắm lúc nửa đêm.
- Dùng máy giặt, máy hút bụi vào buổi buổi đêm hoặc sáng sớm.
- Nhiều nơi ở không cho phép nuôi thú nhỏ hoặc bạn sẽ phải trả thêm một khoản tiền nhất định để nuôi. Hãy xem kỹ hợp đồng thuê nhà hoặc hỏi văn phòng bất động sản trước khi mang thú nhỏ về nhà.
- Vứt rác đúng ngày,giờ và vứt vào đúng chỗ quy định. Một số nơi có vài chỗ tập kết rác cạnh nhau nên hãy hỏi nhân viên của văn phòng bất động sản xem nên vứt vào chỗ nào cho đúng. Làm sai một trong những quy định trên có thể sẽ bị người dân xung quanh nhắc nhở, thậm chí có thể bị phạt tiền.
VĂN HOÁ KHI ĂN UỐNG:
Văn hóa ứng xử khi ăn uống tại Nhật Bản bạn nên biết
Nếu ở nước khác việc tạo ra tiếng động khi ăn là bất lịch sự thì ở Nhật Bản lại hoàn toàn khác. Họ cho rằng việc tạo ra tiếng động khi ăn thể hiện món ăn đó rất ngon và nếu bạn ăn một cách quá im lặng thì họ đang cho rằng bạn nghĩ món ăn đó không ngon.
Khi bạn ngồi vào bàn ăn đừng tự rót nước, rượu cho riêng mình, hình rót cho người bên cạnh đấy là một trong những phép lịch sự tối thiếu ở Nhật Bản.
Ở các nhà hàng ở Nhật Bản không có khái niệm típ tiền bo cho nhân viên vì nó nằm trong dịch vụ của nhà hàng hoặc nhà hàng không cho phép nhân viên nhận tiền bo.
VĂN HOÁ SEMPAI VÀ KOHAI:
Sempai tiếng Nhật có nghĩa là đàn anh, người thuộc thế hệ đi trước và truyền kinh nghiệm lại cho một người non trẻ, thuộc lớp đàn em, hay còn gọi là Kohai. Sự phân cấp về thứ bậc này phổ biến ở các công ty Nhật và thể hiện dưới hình thức một nhân viên tập sự luôn nhận được sự hỗ trợ từ một tiền bối có nhiều năm kinh nghiệm. Trong xã hội Nhật Bản, quan hệ Sempai – Kohai phản ánh vai trò và trách nhiệm của thế hệ đàn anh đối với việc giáo dục đào tạo cho thế hệ đi sau.
Nhiệm vụ của thế hệ đàn em là học hỏi và làm theo những chỉ dẫn của đàn anh đi trước, bởi những kiến thức, kinh nghiệm đó đã được tích lũy và truyền lại để thế hệ sau không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Sempai luôn nhận được sự tôn trọng và trung thành của Kohai, bởi Sempai phải chịu trách nhiệm dẫn dắt và đào tạo Kohai, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm mà Kohai đã gây ra. Vậy văn hoá Sempai – Kohai có tầm ảnh hưởng thế nào đến các giá trị xã hội cũng như nền kinh tế và chúng ta học tập được gì thông qua nét văn hoá này?
Văn hóa người Nhật luôn tôn trọng và gìn giữ tôn ti trật tự trong xã hội. Trong các tập đoàn Nhật Bản lâu đời, bạn luôn thấy những người lớn tuổi nắm giữ, điều tiết các vị trí quan trọng và cao nhất. Người trẻ tuổi dù được đào tạo kiến thức khoa học tốt hơn, hiện đại hơn, và có thể thực hiện chủ yếu công việc của tập đoàn nhưng họ giữ những chức vụ thấp hơn do họ còn non trẻ về kinh nghiệm và độ tuổi, họ còn phải học tập nhiều điều nữa từ thế hệ đàn anh đi trước. Người Nhật xây dựng và duy trì thành công nét văn hóa này cũng chính là nguyên nhân họ có thể xây dựng những tập đoàn khổng lồ với sức cạnh tranh toàn cầu.
Đối với các nước trên thế giới, việc xếp hàng đợi đến lượt gây cảm giác khó chịu, chờ đợi rất mệt mỏi. Tuy nhiên, đối với người Nhật Bản Văn Hóa xếp hàng được tuân thủ rất nghiêm túc, họ không hề cảm thấy khó chịu vì điều đó. Có những người dân ở đây phát biểu xếp hàng là văn hóa Nhật Bản đáng trân trọng.
Ở Nhật Bản, người già cho đến trẻ nhỏ, bất luận là đi đến chỗ nào, muốn mua thứ gì,hay phải chờ đợi cái gì, họ cũng đều nghiêm túc xếp hàng, có ý thức không gây ồn ào cho đến khi tới lượt mình. Khi chứng kiến hình ảnh ấy, nhiều người ngoại quốc tại Nhật Bản không khỏi ngạc nhiên, thích thú. Từ góc nhìn của người Nhật, xếp hàng không phải là văn hóa, mà là một thói quen đã được xây dựng từ lúc còn bé. Thói quen xếp hàng của người Nhật xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau: Trước hết, đó là cách nghĩ “đương nhiên”. Họ cho rằng những sản phẩm được nhiều người xếp hàng nhất định là thứ có giá trị. Vì vậy, chỉ cần nhìn thấy xếp hàng, rất nhiều người Nhật sẽ lập tức làm theo.
Xếp hàng ở Nhật Bản là một sinh hoạt thường nhật và là hoạt động ngày thường, vì vậy người tham gia xếp hàng không hề cảm thấy nặng nề, mà xem đó như một phần của cuộc sống. Họ có thể vui vẻ, cười đùa, và tán gẫu với nhau trong những lúc phải xếp hàng quá lâu. Thậm chí, đây còn là dịp để tụ tập với bạn bè, người thân.
“Tại Nhật bạn có thể ngẫu nhiên nhìn thấy hình ảnh xếp hàng của người Nhật, từ ngã tư sang đường, trạm chờ xe bus, ga tàu điện ngầm, cửa hàng, xếp hàng chờ cơm… người Nhật thậm chí “yêu thích” việc xếp hàng đến mức có thể xếp hàng bất cứ đâu. Nhưng tuyệt nhiên không thấy một người Nhật nào cảm thấy khó chịu khi phải xếp hàng chờ đợi.”
Một câu chuyện cảm động được lan truyền rất là nhiều. Một cậu bé 9 tuổi – là nạn nhân trong trận thiên tai- đang đứng xếp hàng chờ phát thực phẩm, trên người chỉ có một chiếc áo thun và quần cọc trong khi trời rất lạnh. Cậu bé được một thành viên trong đoàn cứu trợ cho một phần lương khô và đề nghị ăn trước cho đỡ đói vì bé xếp cuối hàng. Tuy nhiên, sau khi nhận được phần lương khô thì cậu bé đã cho vào giỏ của những người đang phát thực phẩm và tiếp tục quay lại hàng để chờ. Khi được hỏi lý do, câu trả lời của cậu bé thực sự đã gây xúc động cho rất nhiều người: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”. Câu chuyện về một cậu bé nhỏ tuổi mà đã có ý thức trong việc xử sự văn minh phải khiến nhiều người lớn như chúng ta phải suy nghĩ.
Người Nhật xếp hàng mọi lúc mọi nơi vì vậy nếu đang vội người ta hoàn toàn có thể chạy băng qua thang cuốn một cách dễ dàng.
Người dân nước này cũng nổi tiếng về ý thức tuân thủ luật lệ nơi công cộng chính vì vậy nếu có dịp sang Nhật và đi mua sắm bạn cũng nên nhớ những quy tắc này để tránh bị đánh giá là người thiếu ý thức:
_ Xếp hàng
Người Nhật Bản xếp hàng mọi lúc, mọi nơi.
Nếu làm khác đi chắn chắn bạn sẽ nhận được những ánh mắt "hình viên đạn" hoặc một cái cái lườm "cháy mặt" cho mà xem.
Một số cửa hàng tiện lợi còn dán băng dính cố định hàng lối trên sàn gần quầy thanh toàn để nhắc nhở khách xếp hàng và đừng bao giờ chen lấn.
Thế nếu bạn mua đồ ở cửa hàng trên vỉa hè thì sao? Vâng, kể cả là cửa hàng vỉa hè thì vẫn cứ phải xếp hàng dù cho chỉ có ít người. Hãy nhớ nằm lòng điều này: phá hàng là điều tối kỵ trong văn hóa Nhật Bản.
_ Chuẩn bị tiền trước khi tới quầy thanh toán
Người mua hàng phải chuẩn bị tiền trước khi thanh toán.
Sau khi xếp hàng đợi đến lượt mình, người mua hàng ở Nhật Bản được kỳ vọng chuẩn bị sẵn luôn tiền để thanh toán, đặc biệt là với số tiền mua hàng không lớn. Tại sao lại vậy?
Thông thường, khi tới quầy thanh toán, người mua hàng mới vội vàng móc ví ra, kiểm tra hết ngăn nọ tới ngăn kia để xem mình có thể trả số tiền đúng như trong hóa đơn hay không.
Điều đó đồng nghĩa với việc không chỉ nhân viên thu ngân mà cả những người xếp hàng sau người đó sẽ phải đợi. Chính vì vậy, người Nhật có thói quen chuẩn bị trước tiền để tránh làm mất thời gian của người khác.
Đối với các hàng quán vỉa hè cũng vậy. Thay vì đợi người bán đưa hàng xong mới hỏi giá thì người Nhật sẽ hỏi giá trước rồi chuẩn bị tiền trong lúc đợi gói hàng. Xong xuôi, người mua chỉ việc nhận hàng, gửi tiền và đi luôn.
Đặt tiền vào khay thay vì đưa tận tay nhân viên thu ngân.Tiền thanh toán phải được bỏ vào khay.
Đây thực sự là điểm khác biệt thú vị trong văn hóa mua sắm và thanh toán ở Nhật Bản. Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy tại quầy thanh toán của các cửa hàng ở Nhật luôn có một chiếc khay nhỏ để khách hàng đặt tiền vào.
Bạn sẽ thắc mắc tại sao lại phải cầu kỳ như vậy, sao không đưa tiền trực tiếp cho thu ngân luôn cho nhanh, đúng không? Một số nguyên nhân sau có thể giải đáp cho thắc mắc đó.
Theo những chuyên gia về Nhật Bản, để tránh những va chạm thân thể khiến nhân viên
thu ngân và cả khách hàng cảm thấy không thoải mái như chẳng may chạm tay khi nhận tiền thanh toán trực tiếp, những người quản lý đã đưa ra cách này để giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, khay nhận tiền có thể giúp nhân viên thu ngân dễ nhận tiền xu hơn. Ở Nhật Bản, tiền có mệnh giá dưới 1.000 yen đều ở dạng xu nên tiền xu được lưu hành khá phổ biến.
Nếu đặt xu lên mặt phẳng bàn thu ngân, nó sẽ gây khó khăn cho nhân viên trong việc nhận tiền, đặc biệt là những đồng xu nhỏ. Chính vì vậy, các khay nhỏ tại quầy thu ngân thường có một lớp lót cao su để nhân viên thu tiền dễ dàng hơn.
Nếu chẳng may bạn không nhớ hoặc không chủ định đi ngược lại quy tắc mà đưa tiền trực tiếp, nhân viên thu ngân vẫn cư xử rất lịch thiệp.
Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên cố gắng tuân thủ các quy chuẩn xã hội tại quốc gia mình tới du lịch để tỏ rõ sự tôn trọng, đồng thời thể hiện mình là một du khách có ý thức.
Hãy tin tưởng nhân viên thu ngân
Nhân viên thu ngân sẽ đếm tiền thừa ngay trước mặt rồi mới trả lại cho khách.
Nếu có tiền thừa, nhân viên thu ngân sẽ đếm riêng từng loại tiền, tiền giấy ra tiền giấy, tiền xu ra tiền xu ngay trước mặt khách hàng trước khi trả lại. Có hai nguyên nhân tại sao người Nhật lại làm vậy.
Nguyên nhân đầu tiên là để đảm bảo số tiền trả lại chính xác. Thứ hai, khách hàng sẽ không cần phải đếm tiền trước khi rời quầy thu ngân.
Chính vì vậy, hãy cố tập trung khi nhân viên thu ngân đếm tiền và đừng bao giờ đếm lại tiền trước mặt họ vì điều đó thể hiện sự bất kính và không tin tưởng.
Đây là những cảnh báo bạn cần ghi nhớ phòng khi có dịp tới thăm xử sở mặt trời mọc.
Nội dung tìm hiếu rất chi tiết và thú vị. Hy vọng nó sẽ giúp cho 2 em có thật nhiều sự chuẩn bị trước khi sang Nhật nha.
Trả lờiXóa